Đổ thạch Trung Quốc hoặc đổ hóa là chỉ phỉ thúy khi khai thác ra, có một tầng phong hoá bao bọc bên ngoài, không biết bên trong nó là tốt hay xấu, cần phải cắt ra mới có thể biết chất lượng phỉ thúy, gọi là đổ thạch.
Phỉ thúy sinh ra ở các mỏ lâu đời đều có lớp vỏ, nhưng thủy thạch phỉ thúy sinh ra ở trong lòng sông cũng là loại ngọc già lâu đời, thì lớp vỏ lại rất mỏng hoặc không có lớp vỏ.
Phỉ thúy sinh ra ở các mỏ mới hình thành phần lớn đều không có lớp vỏ, nhưng sinh ra ở các sườn trầm tích lại có lớp vỏ.
Lớp vỏ dầy hay mỏng chủ yếu quyết định bởi mức độ phong hóa cao hay thấp, phong hoá ở mức độ cao lớp vỏ bọc sẽ dày. Một khối nguyên liệu phỉ thúy vỏ ngoài có màu sắc, bề ngoài tốt, lần cắt đầu đã thấy lục, nhưng cắt nhát thứ hai lại không thấy lục nữa, chuyện này cũng thường có.
Ra khỏi khu mỏ phỉ thúy, đổ trướng chỉ chiếm một phần vạn [ chỉ việc đoán phẩm chất đá ], ở mỏ phỉ thúy đổ trướng có xác suất trúng cao hơn nhiều. Đổ trướng một khối ngọc, một đêm phất nhanh, nhưng đa phần là lấy thất bại làm chấm hết.
Chắc chắn bạn sẽ quan tâm bài viết :
– cách phân biệt đá quý thật giả. – Click vào xem
Đổ thạch online: Khi những con bạc Trung Quốc lao vào cuộc chơi
Vào ngày 23/4 vừa qua, một tòa án ở Trung Quốc đã kết thúc phiên xử gây nhiều tranh cãi về một vụ kiện pháp lý khiến nhiều người vô cùng tò mò. Vào năm 2019, một doanh nhân ở tỉnh Vân Nam, họ Zhang, đã bán một tảng đá jadeite (phỉ thúy) thô nặng 18kg cho Ma, chủ tịch một công ty thép nổi tiếng, với giá 80 triệu nhân dân tệ (khoảng 12,5 triệu USD). Mặc dù Ma biết những rủi ro liên quan đến việc mua phỉ thúy nguyên thạch nhưng khi mở nó ra, ông ta vẫn tức giận khi biết rằng giá trị cuộc giao dịch của mình thấp hơn nhiều so với mong đợi, chỉ khoảng 4 triệu nhân dân tệ. Ma sau đó nói với Zhang rằng mình muốn thử lại, nhờ người môi giới này đến Myanmar để mua một viên đá khác. Nhưng khi Zhang mang viên đá thứ hai đến công ty của Ma, Ma đã chiếm đoạt nó, từ chối trả tiền cho đến khi nhận được tiền hoàn lại cho viên đá đầu tiên. Sau khi không đạt được thỏa thuận, Ma đã gọi cảnh sát, và Zhang cùng các cộng sự sau đó bị buộc tội lừa đảo. Sự việc gây hứng thú trong cộng đồng bởi trọng tâm của vụ án này là một tập tục cũ ở Trung Quốc, hiện đang được hồi sinh một cách rầm rộ. Nó được gọi là “đổ thạch”, hay “đánh bạc bằng đá”. Từ lâu, đây đã trở thành một phương thức phổ biến để giao dịch ngọc thô qua biên giới Trung Quốc-Myanmar. Do lớp bên ngoài của một số viên đá jadeite bị phong hóa đến mức không thể đánh giá chất lượng của khoáng chất bên trong. Chỉ sau khi chúng được cắt ra, các nhà thẩm định mới có thể xác định được giá trị thực của chúng. Một số con bạc thích cảm giác mạnh, đã lợi dụng điều này bằng cách mua đá chưa cắt với hy vọng làm giàu. Những viên đá chứa phỉ thúy chất lượng cao nhất, hoàn hảo và gần như trong suốt, có thể giúp chủ sở hữu kiếm được số tiền khổng lồ trên thị trường mở. Có người từng bỏ ra 50.000 nhân dân tệ để mua một viên đá, sau đó mở nó ra và tìm thấy một mảnh ngọc trị giá 20 triệu nhân dân tệ. Nếu sự đặt cược của Ma thành công, ông có thể đã bán được viên đá với giá gấp nhiều lần số tiền mà anh ta đã trả. Nhưng thất bại, nên ông ta đã khẳng định Zhang lừa mình, cố bán một viên đá jadeite chất lượng kém từ Guatemala thay vì đá từ Myanmar.
Chi 100 triệu mua tảng đá lạ, cắt ra mới biết thứ bên trong đáng giá hàng tỷ
Lão Vương đến Thụy Lệ, Vân Nam, Trung Quốc đi du lịch. Mục đích của chuyến đi này ngoài vui chơi, lão Vương cũng muốn tìm hiểu về nơi buôn bán đá quý lớn nhất Trung Quốc này. Lão nhủ thầm: “Chẳng phải có câu ‘Ngọc xuất Vân Nam’ sao? Mình cũng nên tới khu chợ đá quý ở đây một lần cho biết”.
Tuy không nhiều hiểu biết nhưng ông lại rất thích mua những món đồ được làm từ đá quý. Vừa tới nơi, lão Vương bị không khí náo nhiệt của chợ đá quý thu hút. Ngoài những gian hàng bán đồ trang sức, hầu hết mọi người đều đến xem cược thạch.
Nói về cược thạch, đây là hình thức bỏ tiền ra mua 1 khối nguyên thạch phỉ thúy. Sau đó người mua có thể cắt ra để lấy phỉ thúy bên trong. Tuy nhiên, nguyên thạch này sau khi cắt ra mới biết bên trong có phỉ thúy hay không và phỉ thúy đó bao nhiêu tiền. Nếu may mắn người mua sẽ trúng được phỉ thúy chất lượng cao và bán được giá, còn ngược lại thì coi như mất trắng số tiền đã bỏ ra. Tỷ lệ đổ trúng thạch (tức là tìm thấy phỉ thủy tốt) là 1/10.
Lão Vương tìm hiểu sơ qua trên mạng nên cũng biết về hình thức này. Trong lúc cao hứng, ông bỏ ra số tiền 30.000 NDT (hơn 100 triệu đồng) để mua một khối nguyên thạch phỉ thúy. Khối nguyên thạch này nặng tới 20kg.
Ông đem khối nguyên thạch này tới xưởng đá quý gần nhà thuê họ xẻ nó ra. Nào ngờ, bên trong khối nguyên thạch sau khi cắt màu sắc rất đẹp mắt. Một tay buôn đá quý nghe ngóng được tin tức này đã đề nghị trả cho lão Vương 120.000 NDT (hơn 420 triệu đồng) để mua lại số đá đã cắt ra nhưng ông ta không đồng ý.
Lão Vương mời một chuyên gia về đá quý tới thẩm định. Theo người này, khối nguyên thạch phỉ thúy của ông rất hiếm có. Nó có màu sắc đặc biệt bởi đây là phỉ thúy mùa xuân, tức là nó có cả màu hồng, tím và xanh. Với khối phỉ thúy có màu sắc như vậy, giá trị phải lên tới hàng tỷ đồng.
Cuối cùng, sau khi cắt khối nguyên thạch phỉ thúy, lão Vương thu được 20 chiếc vòng tay. Thành phẩm sau khi mài giũa, đánh bóng đẹp tới mức hoàn hảo. Chủ xưởng đá quý và chuyên gia đều nhận định, với những sản phẩm chất lượng cao như khối nguyên thạch phỉ thúy của lão Vương chỉ cần bán ra thị trường sẽ thu được món hời lớn.
Lời khuyên của người chơi ngọc đổ thạch phải thận trọng.
Phỉ thúy nguyên thạch chưa qua gia công gọi là “mao liêu”. Trong thị trường giao dịch phỉ thúy, mao liêu còn được gọi là “tảng đá”, cả khối mao liêu đều có màu xanh lục thì gọi là “sắc hóa”; mao liêu có sắc xanh không đều đặn thì gọi là “hoa bài liêu”, khối mao liêu không xanh lắm thì gọi là “gạch liêu”.
Cả khối phỉ thúy mao liêu đều được lớp vỏ cứng bao bọc, chưa bị mở ra, cũng chưa bị mở cửa sổ [ hay còn gọi là mở cửa] (ý nói việc chưa bóc tách, cắt đi lớp vỏ đá bao bên ngoài phỉ thúy) gọi là “đổ thạch”, hoặc là “đổ hóa”.
Lớp vỏ đá nguyên sơ bao bọc bên ngoài đổ thạch có dày có mỏng, đổ thạch khác nhau có màu sắc khác nhau, hồng, vàng, trắng, đen đều có, cũng có hỗn hợp sắc. Giao dịch ngọc thạch lợi nhuận nhất, hấp dẫn nhất, nhưng phiêu lưu lớn nhất không phải nghi ngờ chính là đổ thạch.
Giới châu báu có một câu nói: đổ thạch như đổ mệnh. Đổ thắng, kiếm gấp mười gấp trăm, trong một đêm thành phú ông; đổ sụp (đổ thất bại), hết thảy đều thua tẫn bồi quang(trắng tay). Nếu so sánh với giao dịch đổ thạch, thì giao dịch cổ phiếu, địa sản trình độ mạo hiểm vẫn còn nhẹ nhàng và thua kém chán.
Đổ thạch trở thành một loại phương thức giao dịch ngọc thạch trong mấy chục năm gần đây, phát triển phồn vinh ở miền biên giới xa xôi. Một khối nguyên thạch chưa mở, thì ngoại trừ hình dạng và trọng lượng ra ai cũng không rõ bên trong là cái gì, chỉ có cắt ra mới có kết luận chính xác, người đổ thạch dựa vào kinh nghiệm của chính mình, căn cứ vào biểu hiện trên lớp vỏ cứng, nhiều lần tiến hành suy đoán và đánh giá, tính ra giá cả. Mua về có thể một nhát cắt ra bên trong sắc đẹp thủy đủ, lập tức giá trị thành trăm nghìn vạn, cũng có thể bên trong là vô sắc vô thủy, nháy mắt trở thành không đáng một đồng, đây là phiêu lưu của đổ thạch. Một tảng đá có thể làm cho người ta phất nhanh, cũng có thể làm cho người ta một đêm táng gia bại sản.
Đổ thạch là một loại phương thức giao dịch phỉ thúy nguyên thạch độc đáo sa hoa lưu hành ở vùng biên cảnh Miến Điện, nó mang tính cá cược, đậm tính kích thích, cực kỳ mạo hiểm nhưng hấp dẫn ngọc thương (thương nhân buôn ngọc) khắp nơi tham dự, có thể nói là cửu thịnh bất suy (hưng thịnh lâu dài không suy yếu). Người bán nếu thạo nghề lại có nhãn lực đổ tốt, vận khí tốt, mua được hàng tốt, nháy mắt có thể thành nhà giàu phất lên, triệu phú thậm chí là tỷ phú, tương phản nếu thấy hàng chạy mất ngay trước mắt, số không tốt thì vốn gốc cũng mất hết, táng gia bại sản. Đầu thế kỷ 20 đột nhiên xuất hiện một nhóm người chơi đổ thạch phát tài thành danh Mao Ứng Đức do đổ thắng mà thành “Mao gia đại ngọc” phú giáp một phương, để khoe khoang phú quý, sau khi chết đem hơn một ngàn vòng tay phỉ thúy sa hoa đóng thành quan tài làm vật bồi táng. Cải cách mở ra tới nay công ty Côn Hoa cũng vì đổ thạch mà thịnh vượng. Kỹ xảo và tri thức về đổ thạch đã có rất nhiều trình bày và phân tích, khái quát lên đơn giản là nắm chắc các điểm trọng yếu sau.
Lấy hoàn cảnh sản sinh ra phỉ thúy chia làm sơn liêu (mỏ trên núi) và tử liêu (mỏ bị sói mòn dịch chuyển xuống lòng sông), cái trước là không bị phong hoá nghiền ép mà cùng nham thạch hợp thành một thể trong ngoài không giống nhau. Cái sau là trải qua phong hoá nghiền ép. Trải qua khí hậu hoặc con sông cọ rửa thay đổi hình dáng bên ngoài, đặc thù vỏ ngoài của nó cùng địa chất nơi sinh ra, thổ nhưỡng, thảm thực vật và chất nước có quan hệ chặt chẽ, do tràng khẩu khác nhau nên đổ thạch cũng có khác biệt.
Những tràng khẩu nổi tiếng thì đổ thạch sẽ có đặc tính điển hình. Như trong khu mỏ lâu đời thuộc trung lưu sông Ô Long tràng khẩu lớn có 27 cái. Đã khai thác đến sâu 20m, tổng cộng có ba lớp tính từ trên xuống, lớp thứ nhất là vỏ HS (cát vàng), lớp thứ hai là vỏ hoàng hồng sa (cát vàng hồng), lớp thứ ba là vỏ hắc sa (cát đen). Ở khu vực cuối sông có hơn 10 tràng khẩu, khối lượng nhiều, chất lượng tốt, là tràng khẩu mới được các thương nhân coi trọng, điều đặc biệt của đá sinh ra ở đây là lấy lớp vỏ hồng sáp, hắc sáp và bạch sáp làm tiêu chí biểu hiện. Cần phải chỉ ra tràng khẩu, vì tràng khẩu phỉ thúy rất nhiều, mà mỗi tràng khẩu đều có khả năng sản xuất.
Ngoài ra, vết rạn có các loại lớn nhỏ khép mở vv.., nó đối với định giá, gia công, sử dụng có ảnh hưởng rất lớn, là điểm khiếm khuyết nhất của phỉ thúy. Người trong nghề nói, không sợ đại nứt chỉ sợ tiểu lữu (không sợ nứt lớn chỉ sợ rạn nhỏ), thà rằng đổ sắc chứ không đổ nứt. Trong giao dịch đổ thạch đối với đường rạn lớn, rạn bên ngoài thì chú ý quan sát các đường rạn sát vỏ, rạn lớn, rạn ác… đối với tiểu lữu(rạn nhỏ), rạn bên trong tương đối khó quan sát, phải vô cùng cẩn thận. Các chuyên gia sau khi nghiên cứu chỉ ra rằng, dựa vào màu sắc của vết rạn có thể phán đoán ra mức độ phá hoại của chúng, có màu trắng là vết rạn bình thường, nếu có màu hồng, vàng, đen thì là mức độ nghiêm trọng. Những điều này nói lên đặc thù của vết rạn, màu sắc không rõ ràng là loại vết rạn nứt ra nhỏ hoặc đã khép lại. Thành phẩm và minh hóa [phỉ thúy đã tách ra] thì nên cẩn thận quan sát các vết nứt bên trong, nứt nhỏ, nứt chân răng, nứt đuôi ngựa… nhất là nứt vào lục, nứt chồng chéo đối với định giá tiêu thụ có ảnh hưởng trực tiếp.
NGUYÊN THẠCH – nguyên thạch phỉ thúy – Mao liêu:
Các khối đá được khai thác từ mỏ phỉ thúy. Các mỏ này được hình thành do hoạt động phun trào silicat, nhôm và sắt của núi lửa, chỉ có ở Myanmar, Nhật Bản, Mĩ, Guatemala và Nga, trong đó nguyên thạch từ các mỏ ở Myanmar cho chất lượng tốt nhất. Nguyên thạch có nhiều kích cỡ, hình dáng và bề mặt, nói chung nó chỉ là đá thôi nhưng bên trong có khả năng có phỉ thúy.
Sơn liêu: Nguyên thạch khai thác từ mỏ trên núi, cùng nham thạch hợp thành một thể không giống nhau.
Tử liêu: nguyên thạch khai thác từ mỏ bị sói mòn xuống lòng sông, trải qua phong hóa nghiền ép.
Toàn đổ mao liêu / nguyên thạch toàn đổ: nguyên thạch chưa qua cắt mài, nếu nguyên thạch có màu xanh thì gọi là Sắc liêu, nếu màu xanh không đều gọi là Hoa bài liêu, nếu không có màu xanh gọi là gạch liêu.
Bán đổ mao liêu/nguyên thạch bán đổ: nguyên thạch được làm lộ một phần, phần này được gọi là cửa sổ. Cửa sổ này có thể là phỉ thúy, sương trắng hoặc các dấu hiệu khác. Nếu mở được cửa sổ có phỉ thúy hoặc các dấu hiệu tốt cho thấy có phỉ thúy thì giá của nguyên thạch bán đổ sẽ tăng lên. Ngược lại nếu lộ ra dấu hiệu xấu thì giá nguyên thạch sẽ giảm.
Nguyên thạch lão khanh (Lão: già. Khanh: mỏ): nguyên thạch khai thác từ quặng mỏ có niên đại cao, cho tỉ lệ phỉ thúy cao cấp cao hơn.
Các dấu hiệu trên nguyên thạch để đoán phỉ thúy: các dấu hiệu có thể hình thành trước hoặc sau khi nguyên thạch được hình thành trong quá trình phong hóa. Dựa vào hình thái và dự đoán thời điểm hình thành dấu hiệu có thể đưa ra dự đoán về phỉ thúy bên trong.
Cân nặng: Phỉ thúy khá là nặng, những người chuyên nghiệp trau dồi kinh nghiệm trên năm năm có thể nhận ra nguyên thạch có phỉ thúy nhớ ước lượng cân nặng của chúng. Tỉ lệ đổ trúng phỉ thúy tại mỏ cao hơn bên ngoài vì những người thợ mỏ và chuyên gia biết cách đọc những khối đá dễ đoán này và lọc chúng lại. Những khối nguyên thạch đưa ra bán cho người đổ thạch là những khối mà những người thợ mỏ và chuyên gia cũng khó đoán được, cách duy nhất để chắc chắn bên trong nguyên thạch có phỉ thúy là cắt nó ra.
Bề mặt – Bì: Nguyên thạch khác nhau có màu sắc khác nhau, có dày có mỏng. Những nguyên thạch khai thác từ các mỏ nổi tiếng thường có những đặc trưng điển hình do ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Tiêu biểu có: Bạch tượng bì (Da voi), hắc sa bì (vỏ cát đen), hồng sa bì (vỏ cát đỏ), hoàng sa bì (vỏ cát vàng…Bề nguyên thạch cũng có thể biến dị có nhiều màu, có lớp muối, quặng, mọc nấm. Phương pháp đoán thạch dựa vào màu vỏ nguyên thạch gọi là đổ sắc.
Mãng đái (Mãng: mãng xà. Đái: cái đai): Nếu trên nguyên thạch có đường gồ lên như con trăn cuốn lên thì được gọi là mãng đái.
Trứng muối: những chấm màu xanh lá.
Lữu: vết nứt, có lớn có nhỏ. Người trong nghề thường nói không sợ nứt lớn chỉ sợ nứt nhỏ, các vết nứt nhỏ rất khó quan sát. Từ màu sắc và hoa văn trên vết nứt có thể đoán vết nứt có ảnh hưởng đến phỉ thúy bên trong hay không. Đổ thạch dựa vào lữu gọi là đổ nứt.
Vân/Hoa văn: đổ thạch dựa vào vân gọi là đổ vân
Ghẻ: Những mảng màu đen trên nguyên thạch. Những mảng đen này có thể ăn sâu vào trong lõi làm giảm giá trị của phỉ thúy bên trong. Rêu: Rêu có thể bám vào trên nguyên thạch và ăn sâu vào trong lõi làm giảm giá trị của phỉ thúy bên trong.
Sương mù: lớp phong hóa màu trắng. Nếu cắt thạch mà xuất hiện sương mù thì rất có thể có phỉ thúy.
Bạch miên (Bạch: trắng, miên: bông): Mặt đá trắng xóa. Nếu cắt thạch từ giữa mà ra bạch miên thì gần như khối đá đó sẽ không có phỉ thúy.
Trước đây, mua bán phỉ thúy nguyên thạch là loại giao dịch thần bí nhất trong giới châu báu, nó thần bí là ở chữ “Đổ”, cho nên người mua có cách nói riêng về đổ ngọc, đổ thạch. Bình thường dựa theo bề ngoài, cũng không thể liếc mắt một cái là nhìn ra “Lư Sơn” chân diện mục. (tức là bình thường nhìn bên ngoài tảng đá, liếc mắt một cái cũng không thể biết bên trong là gì) Cho dù ngày nay khoa học phát triển, cũng không có một loại máy móc nào có thể thông qua tầng xác ngoài của nó phán đoán ngay ra bên trong nó là “bảo ngọc” hay là “bại nhứ” (ruột bông rách -> đồ bỏ). Thế nên việc mua bán phiêu lưu rất lớn, cũng rất “kích thích”, nên cố ý gọi là “Đổ”. Đổ thắng lợi nhuận rất lớn, cho nên loại mua bán này từ cổ chí kim mãi không suy giảm.
Làm giả và đề phòng làm giả, trong giao dịch phỉ thúy nguyên thạch và thành phẩm có tồn tại làm giả, thủ pháp đủ loại. Đương nhiên ngày nay cũng có phương pháp kỹ thuật giám định tiên tiến để đề phòng. Đổ thạch làm từ phỉ thúy nguyên thạch có tính đặc thù riêng của nó. Bởi vậy làm giả đổ thạch và phòng ngừa hàng giả cũng có rất nhiều kiến thức.
1. Làm giả lớp vỏ: đem nguyên liệu kém, đá bỏ đi, hàng giả gắn lên lớp vỏ phỉ thúy có chất lượng tốt, rồi đặt vào trong kiềm, sau khi ngâm kiềm thì chôn vào trong đất, làm nó biến thành tương tự như ” lớp vỏ thật “, che dấu dấu vết gia công. Giám định thì đầu tiên phải rửa sạch nước, kiểm tra từng mặt của lớp vỏ, không bỏ qua lỗ nhỏ, mối ghép, hốc lớn nào đồng thời so sánh với sự biến đổi màu sắc, kích thước hạt.
2.Làm giả miệng vết cắt: trên loại đổ thạch kém vô sắc, thế nước kém cắt một cái miệng nhỏ dán một lát cắt phỉ thúy chất lượng cao lên, lấy kém giả mạo tốt. Khi giám định phải cẩn thận kiểm tra dấu vết dính ghép xung quanh miệng vết cắt [cửa], hình dạng kẽ hở và ảnh hưởng biến đổi của chênh lệch nhiệt độ đối với nó.
3. Làm giả lõi: đem phỉ thúy cao cấp ở trong lõi lấy ra một phần, để lại phần phỉ thúy cao cấp ở gần sát vỏ rồi rót chì vào sau đó dán kín vết cắt lại. Khi giám định kiểm tra sức nặng, quá nặng quá nhẹ đều có thể là làm giả lõi. Đối với lớp vỏ ngoài có điểm đáng ngờ dùng dây xích, dao nhỏ vạch tìm xem có chỗ nào mềm không, tìm kiếm dấu vết ghép nối.
4.Làm giả màu sắc: là phương pháp dùng màu nhuộm, nhuộm các khối vô sắc, đạm sắc, biến thành màu thúy lục tiên diễm hoặc là quyét sơn, quyét sáp, tô đậm… Khi giám định dùng thấu kính lọc ánh sáng sẽ thấy màu nhuộm biến thành sắc đỏ, dùng kính lúp để xem biến hóa của việc phân bố màu sắc, màu tô nhân tạo ở chỗ các vết rạn nứt nhỏ sẽ đậm hơn, những chỗ khác sẽ nhạt hoặc vô sắc. Rửa sạch, hơi tăng nhiệt độ rồi xem lại sự biến hóa. Các tiền bối trong giới châu báu ở nước ta, trong quá trình thực tiễn sản xuất gia công phỉ thúy lâu dài, đã tổng kết ra rất nhiều kinh nghiệm về phỉ thúy, cũng lấy những câu châm ngôn lời ít mà ý nhiều, biểu hiện ra những đặc điểm của phỉ thúy. Nhớ kỹ những câu châm ngôn này, đồng thời lý giải và lĩnh hội những điều thâm sâu ẩn chứa trong đó, thì suốt đời sẽ được lợi.
GIẢI THẠCH:
Cắt hoặc mài nguyên thạch ra để lấy phỉ thúy bên trong. Nếu người giải thạch có dự đoán được vị trí của phỉ thúy thì thường chọn mài thạch để tránh cắt phạm. Có hai cách cắt đó là cắt từ giữa, nếu có phỉ thúy thì sẽ thường xuất hiện ngay sau nhát cắt này, cách thứ hai là cắt khoanh, cách này tránh làm sót phỉ thúy và tránh việc cắt phạm. Mài tăng chưa chắc đã tăng, cắt tăng mới là tăng: Mài chỉ cho ra một phần tiết diện nhỏ nên chưa thể đánh giá hết về bên trong nguyên thạch, có thể cửa sổ cho thấy phỉ thúy cao cấp nhưng khi lấy ra lại chỉ có một ít phỉ thúy cao cấp còn phần lớn là loại xấu. Trong khi đó cắt cho ra tiết diện lớn, thế nên cũng đánh giá được tốt hơn.
Dụng cụ:
Đèn cường quang: soi vào vết nứt, bề mặt vỏ nguyên thạch, hoặc cửa sổ và mặt cắt để nhìn rõ tình trạng nguyên thạch và phỉ thúy bên trong. Dựa vào đó, người giải thạch sẽ đưa ra phán đoán để cắt và mài đá.
Nước: Sau khi cắt, đổ nước lên để nhìn rõ mặt cắt. Nếu có phỉ thủy, đổ nước lên bề mặt phỉ thúy cũng cho thấy phỉ thúy sẽ trông thế nào sau khi mài bóng.
Máy cắt/giải thạch: máy có lưỡi cưa kim cương vì vỏ đá của nguyên thạch rất cứng, lưỡi cưa thương sẽ mòn rất nhanh. Trong lúc dùng máy người giải phải đeo kính bảo hộ để bảo vệ mắt khỏi bụi đá.
Công cụ truyền thống: ngày xưa hoặc khu mỏ chưa có điện thì người ta chơi tay bo bằng dùi, đục, khoan, cưa
Khi chúng ta nói về vỏ da, chúng ta đang nói về lớp da bên ngoài của ngọc thô.
Ngoại trừ một số loại đá nước và jadeite kém chất lượng không có da, các loại đá jadeite thô khác có các loại da có độ dày và màu sắc khác nhau.
Soi da là cơ sở chính để phán đoán lối vào của ngọc Jadeite.
Các hiệu suất khác nhau của các lớp vỏ da khác nhau quyết định các kết cấu bên trong khác nhau.
Màu sắc của vỏ ngọc thay đổi theo độ sâu của màu đất, nhưng cũng có trường hợp màu loang lổ nên khó xác định vị trí cụ thể.
Hạt cát trên trấu dày hay mỏng, dày hay mỏng. Loại dày như răng lược, loại mỏng như tấm, loại dày hơn một cm, loại mỏng như tờ giấy.
Mặc dù cửa sổ chưa được cắt và làm sạch, nước dưới đáy có thể được đánh giá và suy đoán thông qua hoạt động của lớp vỏ cát.
Đây là cát thô thịt, cát mịn thịt mịn, cát chẵn thịt đều, cơm thập cẩm cát tường, cát ván thịt, cát chặt thịt viên.
Lớp vỏ ngọc phỉ thuý được hình thành do quá trình phong hóa tàn tích của quá trình biến chất và phân hủy magma. Hầu hết các thành phần của nó là sắt và natri, và một số chứa silic hoặc thạch anh và argillit.
Vỏ da là biểu hiện bên ngoài của chất ngọc ẩn dấu bên trong, là cơ sở để người ta đánh giá về kết cấu, là biểu tượng để phân biệt nguồn gốc xuất xứ.
Hầu hết tất cả da ngọc phỉ thuý đều có các màu, chẳng hạn như tím, đen, trắng, xanh lá cây đậm vv., có liên quan chặt chẽ đến chất lượng ngọc bênn trong của chúng; trong khi màu đỏ, nâu,
Màu nâu vv., nhưng không liên quan trực tiếp đến nội thất.
Do hình dạng và màu sắc của cát thường giống với một số chất trong tự nhiên nên người ta gọi nó là cát vỏ cùng tên.
Da sần sùi gọi là đá thô, vỏ cát mịn gọi là đá da mịn, cát mịn như muối gọi là da cát muối.
Hôm nay, mình sẽ phân loại các loại vỏ da đã xuất hiện trên thị trường ngọc thô để các bạn nghiên cứu và tham khảo.
1. Vỏ cát muối vàng
Màu da: vàng đậm, vàng nhạt, vàng đen, vàng đỏ, cà phê đậm, vàng nhạt xám.
Ngày nay, sản lượng khai thác đá núi rất lớn, hầu như các lối ra vào nhà máy đều có trấu cát muối vàng, thuộc loại trấu khó xác định được lối vào nhà máy cụ thể
Hạt cát giống như muối, nếu có màu vàng sậm là loại đá cũ, để lâu hạt cát muối vàng trở đều, sau khi cắt sẽ thấy đáy nước trắng, sau khi cắt sẽ có màu xanh và nắng cho đất nếp thành đất đậu.
Mặt cát muối vàng bật ra những hạt sỏi màu vàng, nhìn lên có cảm giác như da vải thiều, sần sùi, loại đá này tốt. Hầu hết các loài đều kém nếu vỏ trấu chặt, mịn và không thô.
Điểm nữa là: da vàng cát muối ở ruộng mới không có sương mù và mềm.
2. Da cát trắng
Các loài thủy tinh và các loài băng ngọc thường xuất hiện, đây là một trong những đặc điểm chung nhất của các loài nước cấp cao.
Trong đó, da muối cát trắng là sản phẩm hạng nhất của da cát trắng, hạt cát bám trên da như muối hạt, hạt già, dưới da có sương mù. Núi và đá với mọi kích cỡ chủ yếu được sản xuất ở Mana thuộc huyện Laochang và riêng Xinchangkou.
Tuy nhiên, cát muối trắng ở Xinchangkou có da và sương mù, hạt mềm.
3. Vỏ da Usha đen
Sản xuất chân đá xanh đen, chân đá cứng như bê tông, được cạy từ từ bằng kích khi không có máy móc lớn. Khi khai quật Heiwusha, trên lớp vỏ da có một lớp vỏ sáp màu đen bóng, trơn và dính, đó là đặc điểm của Heiwusha (những lớp vỏ sáp đen có thể nhìn thấy bây giờ nói chung là bị đánh tàn nhẫn).
Nó thuộc loại đá núi, da màu đen, sản xuất hết các miệng, nhưng chất lượng tốt nhất là Pagan và Nanqichangkou, là một trong những loại vỏ bằng da thuộc màu ngọc bích cao cấp.
Các khu vực sản xuất chính là Nhà máy Pagan, Mowanji, Mowangeli và Mengmaoliang. Damengmao là nổi tiếng nhất, và nó dễ dàng như Heiwusha ở Nanqi trở thành một món hàng nóng. Một số ông chủ của Jingpo là những người giỏi nhất trong việc chặt cát đen. đàn hồi).
Cần lưu ý rằng: nếu Ushapi từ khu vực Pagan hoặc Houjiangchang là loại đậu có đáy tốt nhất, thì hương vị màu xanh lá cây và màu vàng là đủ; Mohan và Nanqichangkou chủ yếu là loại đáy như sáp và màu xanh lá cây là hơi xanh. Các Usha từ bốn lối ra này có vỏ bằng sáp, và những Usha đen từ các lối ra khác là rất hiếm.
4. Lớp vỏ cát muối đỏ
Được sản xuất trong ô đỏ hay còn gọi là gà đẻ máu.
Đá, tất cả các kích cỡ. Loại chân tảng đá này tương đối cứng, cát muối tạo ra đôi khi có màu đỏ, đỏ vàng, đỏ nhạt, điều này liên quan đến diện tích và độ sâu của lớp chân đá. lớp chân có nhiều vết nứt và không có vết nứt, rất ít.
Muna, lớp máu gà của Su Luoka, màu đỏ của da khác với màu đỏ của Paganji. Muna và Suroka có màu đỏ tương tự trong hai trò chơi, nhưng màu vàng khác nhau.
5. Tưới nước trên da cát
Đá núi, da có màu gỉ sắt, bong tróc hoặc khối lớn, một số ít có màu vàng hoặc xám vàng.
Tốt hay xấu chủ yếu phụ thuộc vào việc cát có quay đều hay không. Các lối vào cánh đồng tiêu biểu là Vịnh Mamu và Cát nước Pingpi ở Huika.
Cần lưu ý đảo đều cát. Nước sẽ rất loãng và bạn có thể dùng ánh sáng để chiếu qua da.
6. Yangmei Shapi
Sản xuất tại Miman, lớp trên cùng của chân đá. Lông cát trấu có màu đỏ sẫm như quả bồ kết chín, một số có màu nước trầu (đỏ và trắng hoặc đỏ và vàng).
Nói chung, hầu hết tro đáy. Nhưng nếu màu sáng thì trồng tốt, còn nguyên vật liệu thì đa số là màu xanh lam, nền xanh lam, hoa lan.
Bởi vì màu sắc giống với màu đỏ bayberry, nó được gọi là bayberry shapi, đá và kích thước khác nhau. Có rất nhiều ruộng đi ra từ loại trấu này, phần lớn là sương máu gia súc, và phần lớn là đậu.
Khu vực sản xuất chính: Xianggong, Geyingjiao, Muna, Masa, Qiongpa Mubinlie, Mubinji, Mogdi.
Cần đặc biệt chú ý: nếu có vết gỉ màu nâu trầu trên vỏ thì màu sắc của nó rất xấu.
7. Vỏ dứa
Sản xuất trên bờ sông. Vỏ màu vàng như quả dứa, cát mịn, hơi trong suốt, hàm lượng hoa hoặc màu cao nên là chất liệu ngọc tốt.
Đá núi, nếu da có màu, có khả năng phát triển cờ bạc cao, màu xanh lá cây và màu vàng, tươi sáng và sống động, và là những khối tiêu biểu nhất ở Damukan.
8. Măng
Nó chủ yếu được sản xuất ở đất gần sông, và ngọc được tạo ra giống như da đá nước, nhưng hơi thô hơn đá nước, và màu sắc của nó giống như đá nước, màu vàng, trắng, trong suốt hoặc mờ và cùng một màu như măng (nửa núi), đá bán nước.
Các nhà máy sản xuất chính: lớn nhất ở Damakan, nhiều nhất ở Pagan và Xiangdong, và nhiều nhất ở các nhà máy nhỏ.
9. Vỏ thịt xông khói
Shuishi, da có màu vàng đỏ như thịt xông khói nên được đặt tên là da thịt xông khói, mịn và trong suốt. Sản xuất trên ruộng bậc thang dọc theo sông Sương mù. Jadeite trung bình được sản xuất, và những loại có màu ngọc phỉ thuý rất hiếm.
10. Da voi già
Da voi già nổi tiếng cũng có trong đá núi Moxisha, cát cứng và da bị phong hóa, già cỗi. Nếu có thêm nhiều hạt đá sáp thì màu sắc sẽ chuyển sang xanh cao, bạn không phải lo lắng về việc hạt đó có già hay không và cũng không phải lo lắng về việc đáy của nó có bị khô hay không. Điều bạn lo lắng duy nhất là độ nứt, số lượng bông và màu sắc và viên đá trên tay bạn có phải là cao su Moxisa cũ tốt hay không.
Da voi già, như tên gọi của nó, trông giống như da của một con voi già. Cao su đen cũ được làm bằng chất liệu cũ như vậy, bạn không cần lo lắng về vấn đề nước khi bắt đầu sản phẩm, không cần biết mùi vị hay độ keo đều phải vừa đủ. Ngoài ra còn có đèn huỳnh quang, vì vậy hãy chú ý đến sơ đồ chiếu sáng. Nhiều người chơi biết rằng, vật liệu cát moxie được vận chuyển và nâng cấp nước lên một cấp, rất có thể sau khi vận chuyển sẽ đạt đến kính hoặc sát kính.
Nếu có loại bỏ cát ở phần da voi già này, ở phần loại bỏ cát xuất hiện những hạt đen, đen, đừng bỏ sót một viên đá như vậy, càng loại bỏ nhiều cát càng tốt và hạt đã đạt đến độ băng cao. Các vết cát là một đặc điểm chính của đá Moxisha, đừng nhìn những lớp da xấu xí này, bên trong có thể có đá Dingxi tốt.
11. Vỏ chanh
Đúng như tên gọi, lớp vỏ bên ngoài giống như vôi tôi, một số giống như vôi tôi đã bị thấm nước, sau khi khô lại trên đá sẽ trở thành một khối cứng, có người có thể dùng bàn chải sắt để chải sạch lớp vôi đó để lộ cát trắng, đáy băng.
Nó chủ yếu được sản xuất ở cánh đồng cũ, cánh đồng Hậu Giang, và tầng thứ ba của cánh đồng nhỏ.
Đá, chủ yếu là vật liệu nhỏ. Đặt nó trong nước một lúc, và thứ dễ rơi ra là đá Houjiang. Trong số đó, Usha đen ở Houjiang và Mohanchangkou có màu hơi xám, còn được gọi là Usha xám.
Usha của Old Pagan có màu đen như than, da được bao phủ bởi một lớp vỏ sáp đen, gọi là vỏ sáp đen.
Mohan, Houjiang và Nanqi cũng có vỏ bằng sáp đen. Usha đen của Lao Pagan và Nan Qi rất dễ tăng giá và là một món hàng hot. Nhưng bạn phải giỏi trong việc tìm màu, vì vỏ sáp dính đầy cát nên không dễ nhận biết nên bạn phải tìm kiếm thật kỹ.
12. Da gỉ
Đá núi thì da có màu rỉ sét, nói chung là màu đỏ và vàng, miếng có màu đỏ và vàng, phần dưới có màu xám, nếu được màu cao thì có thể đập phần đáy. (khác với vỏ quả dâu tây)
Nếu quá trình đảo cát được thực hiện tốt và mạnh mẽ, màu nền sẽ tốt và nó được sản xuất ở Dongguo, Laochangkou. Nếu vỏ gỉ có hạt cát vừa phải, đảo mạnh, gọn gàng, đáy và màu sau khi cắt còn tốt, không sợ đáy xám mà không màu, khi đã nhuộm màu sẽ xanh, chảy nước.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hầu hết màu xám dưới cùng, nếu là màu cao thì phải là màu trên cùng.
Khu vực sản xuất chính: Khu sản xuất Xiangdong, Dongguo Changkou.
13. Derekapi
Được sản xuất ở lớp đầu, loại cát vụn này rất mịn, da dày, giống như cây deneka, nhìn rất giòn, nhưng kết cấu thực tế rất cứng, màu sắc nói chung là rất nhạt, và cát vàng trắng. Loại da này có độ bền màu cao và dễ đánh bạc.
Sản xuất chủ yếu tại: Khu nhà máy Damakan, Mogdie.
14. Desharina
Đá có màu vàng hoặc vàng đỏ được gọi là đá khử cát vì bề mặt rất dễ rơi ra cát.
Có đầy đủ các loại chà nhám, chà nhám một nửa, chà nhám tự nhiên, chà nhám nhân tạo, đá mạt bề mặt rất dễ rơi ra, đá có màu vàng, một số có màu trắng từ từ, và một số vẫn có màu vàng, đỏ vàng, hoặc trắng vàng, miễn là vì cát đồng đều, hạt giống sẽ tốt.
Sau khi cát vàng được cắt, phần lớn là đáy nước trắng, có màu đậu dương. Sau khi cắt cát màu đỏ có màu dương nhưng có màu sẫm. (Tôi sợ nhất lửa và khói sẽ làm khô thịt ngọc)
Khu vực sản xuất chính: Khu sản xuất Xiangdong, Dongguochangkou.
15. Da ếch
Đá, có da giống như da ếch, mỏng và mịn, màu xám xanh và trong suốt hơn, thường được nhìn thấy ở cửa sông Yuwuyou.
Một số ít da ếch có vỏ sáp, rất dễ rơi ra do được bôi ở những nơi không có cát.
16. Vỏ khoai tây
Đá nửa núi nửa nước, vỏ mỏng và hơi vàng, độ trong cao, tương tự như củ khoai tây. Hầu hết chúng là đất mờ và sáp sau khi chưa được đóng băng, và chúng được sản xuất ở Damukan và Mobangwachangkou.
17. Iron Shapi
Đá và đáy tốt, bề ngoài giống như da gà đen, da có vẻ rất cứng, sắt dùng để chỉ cát và chủ yếu có màu trắng đất. Đây là loài cổ thụ quý hiếm, được sản xuất chủ yếu ở khu vực trang trại cũ.
18. Vỏ tỏi
Đá núi mỏng như da củ tỏi và hơi trắng như củ tỏi. Nguồn gốc chính: Huyện Xiaochang, Houjiangchang District.
Nhìn chung, loài mềm, có nền trắng, dễ có vết nứt lớn, một số vỏ có hoa màu xanh lam nhạt.
19. Da đá nước
Đá nước, được sản xuất ở sông Wulu và các nhánh nhỏ của nó, cát trên bề mặt của nó đã được đánh bóng hoàn toàn, da mịn, màu vàng, trắng, vàng sẫm, nâu, trắng xám, màu lá tre, trắng vàng, đen, vàng vàng, vân vân và vân vân, các loài đá thủy chung tốt hơn.
Loại của nó sẽ có độ truyền từ 3-5cm. Khi đá nước bị nứt, các sợi nhỏ sẽ không vào được và có màu hơi xanh.
20. Da xám cát
Đá, màu xám, được sản xuất ở miệng Moxi Shachangkou.
Màu xám đậm được tạo ra ở tầng dưới cùng của Abijiu, được trồng tốt, da cát chặt và bạn có thể nhìn thấy một chút hoa; màu xám nhạt được tạo ra ở tầng trên của Abijiu, với loài nghèo, thông Shapi.
21. Vỏ da lộn:
Màu sắc của đá núi tương tự như màu da lộn, do đó có tên. Hiếm thấy trên thị trường
22. Da đậu hoàn: hay còn gọi là da cát ngủ.
Công năng của loại cát lông da vỏ này khá đặc biệt, cát nằm đều nhau như nằm ngủ, có những bông hoa tùng màu xanh và vàng nhạt phân bố đều đặn giữa các ghế sofa, từng mảng, bề mặt hoặc toàn bộ thân ghế. Màu đậu (Myanmar: Back Moon)
23. Thay da thứ cấp
Do sự vận động của các tầng và lớp vỏ trái đất cùng với những thay đổi về địa chất, một viên ngọc đã thay thế sự thay đổi của các nguyên tố hóa học, điều này đã thúc đẩy viên ngọc trải qua những biến đổi thứ cấp sau quá trình xói mòn, phong hóa và ăn mòn, những thay đổi đã xảy ra bên ngoài lớp vỏ.
Các loại vỏ da hai lớp: Jizisha, Yangmeisha, cát muối vàng sẫm.
24. Hai da đầu
Một viên ngọc, vị trí của nó nằm chính xác trên đường phân cách của hai lớp chân đá, nó trở thành một viên ngọc thạch có hai màu và đặc điểm của da lông cát của hai lớp chân đá.
Trong ruộng đá thô ngọc có câu: Không biết miệng ruộng, không biết đá cờ bạc. Để nhận biết miệng mỏ đá ban đầu, bạn phải có khả năng nhìn vào vỏ da. Một con bạc đá thì làn da là nền tảng và ưu tiên hàng đầu.
Thuật ngữ:
Ra lục (Lục: xanh lá): trong lúc cắt hoặc mài xuất hiện màu phỉ thúy thì người ta sẽ hô lục/ra lục, chứng tỏ bên trong nguyên thạch đã có phỉ thúy nhưng chưa rõ phỉ thủy như thế nào.
Tăng: giá trị của phỉ thúy tăng lên sau khi cắt hoặc mài. Nếu rất cao thì kêu đại tăng.
_ Cắt sụp: cắt nguyên thạch cho ra tiết diện xấu, thường là không có phỉ thúy hoặc là có phỉ thúy nhưng do cách cắt làm giảm mạnh giá trị của phỉ thúy.
Đổ thua: Nguyên thạch ko có phỉ thúy hoặc trong nguyên thạch có phỉ thúy nhưng chưa chắc đã là đổ tăng nêu giá trị của phỉ thúy không bù được giá trị nguyên thạch.
Đổ khóa: Thua trắng, nguyên thạch hoàn toàn không có phỉ thúy.
Những hoạt động truyền thống,quan niệm xung quanh đổ thạch: Vì đổ thạch là một hoạt động gần giống cá cược nên người đổ thạch khá mê tín, những truyền thống này hoặc là để thêm may mắn hoặc kiêng kị xui xẻo.
Đi theo nhóm: Những người đổ thạch thường đi theo nhóm. Bọn họ sẽ cố vấn lẫn nhau trong việc chọn nguyên thạch, đóng góp tài chính và hỗ trợ giải thạch vì một người rất khó để giải thạch một mình.
Đầu xuôi đuôi lọt: Vì người đổ thạch thường đi theo nhóm nên khối nguyên thạch mà nhóm chọn giải đầu tiên rất quan trọng. Nếu đổ tăng thì những lần giải thạch sau sẽ may mắn.
Đốt pháo: Khi đại tăng, người đi cùng hoặc xung quanh người đổ thạch sẽ đốt pháo và chúc tụng người đổ tăng. Người đốt pháo cũng sẽ có may mắn của người đổ tăng.
Ké hên: nếu đứng gần, quan sát quá trình, hoặc đổ ngay sau một người đổ tăng thì sẽ hưởng được may mắn còn sót lại của người đổ tăng.
Nhượng lại: Sau khi cắt hoặc mài, giá trị của nguyên thạch sẽ thay đổi dựa theo biểu hiện của mặt cắt. Những người xung quanh sẽ ra giá mua lại nguyên thạch nếu chủ nguyên thạch không nắm chắc hoặc cảm thấy phỉ thúy bên trong không có giá trị bằng giá bán nguyên thạch. Trong khu giải thạch cũng có rất nhiều người chuyên thu mua phỉ thúy, sau khi lấy hết phỉ thúy ra những người này cũng sẽ ra giá để mua lại, người chủ có thể bán cho họ hoặc giữ lại.
Trong lúc giải thạch mọi người cũng chú ý nói những điều may mắn và tránh những câu xui xéo.
TÊN GỌI PHỈ THÚY: Chủng + sắc (ví dụ: Kim ti chủng + Diễm dương lục)
Có rất nhiều thuật ngữ nhưng tớ tạm thời liệt kê những cái tiêu biểu trước.
Thường khi dịch, vẫn để nguyên hán việt cho sang mồm. Những thuật ngữ này chỉ nhiều thôi chứ không khó hiểu đâu, người TQ thường lấy tên của một vật mà tính chất đặc trưng của nó giống với tính chất của phỉ thúy (Ví dụ: mã nha chủng: răng ngựa trắng thô nhưng bóng loáng như sứ, cẩu thỉ chủng: cẩu thỉ là cứt chó, không gì thấp kém hơn, nghĩa là loại phỉ thúy cẩu thị là loại thấp kém nhất, qua bì lục: xanh vỏ dưa, phỉ thúy có màu xanh như màu vỏ dưa hấu…)
Chủng/thế nước: độ thông thấu/ độ trong của phỉ thúy. Những người chuyên nghiệp có thể nhận ra chủng phỉ thúy bằng mắt thường nhưng để chính xác thì người ta thường dùng đèn cường quang rọi vào bề mặt phỉ thúy.
Cao thúy: Thủy tinh – băng – ti – thủy – đan thanh
Thủy tinh chủng: trong suốt, thông thuần không tỳ vết. Màu nồng và đều, tinh thể rất nhỏ khó mà thấy được. Ánh sáng chiếu vào sẽ thấu vào rất sâu và rộng, độ phản quang lớn. Đây là chủng phỉ thúy cao nhất.
Băng chủng: sáng bóng, trong trẻo như băng. Cao băng/băng chủng cao cấp bán trong suốt, băng nhu chủng trong như băng thỉnh thoảng xuất hiện tinh thể. Nếu vân tinh thể màu lam thì gọi là làm hoa băng.
Ti (ti: tơ, sợi) chủng: phỉ thúy có độ thông thấu cao, dười bề mặt có những vân màu như sợi bông.
Kim ti chủng: vân sợi tơ có ánh váng, thể hiện sự sang quí. Kim ti chủng là loại phỉ thúy cao cấp ngang với băng nhu chủng.
Thúy ti chủng: phỉ thúy màu xanh lá, vân sợi tơ có màu xanh thúy. Thuận ti chủng: các sợi tơ xếp song song, loạn ti chủng: các sợi tơ xếp hỗn loạn. Phiến ti chủng: các sợi tơ xít nhau ko phân bố đều
Hắc ti chủng: vân sợi tơ màu đen, hắc ti chủng phỉ thủy là loại trung hạ phẩm.
Thủy chủng: thông thấu nhu hòa như nước hồ, dưới ánh sáng có thể cảm nhận được tinh thể phỉ thúy.
Đản Thanh (Đản Thanh: lòng trắng trứng) chủng: uyển chuyển sáng bóng, có thể thấy vân và tinh thể.
Cao Trung cấp: phù dung – du thanh – hoa thanh
Phù Dung chủng
Du (Du: dầu) thanh chủng: tính chất bóng mượt nhưng nặng nề
Hoa Thanh chủng: các tinh thể như hạt muối xếp đều nhau, màu đều và nồng.
Trung Hạ cấp:
Đậu chủng: phỉ thúy màu xanh đậu thường thấy
Mã nha ( mã nha: răng ngựa) chủng: màu đục, mặt ngoài sáng bóng như đồ sứ.
Cẩu Thỉ chủng: độ thông thấu thấp, ánh sáng chỉ đi qua bề mặt. Đây là loại phỉ thúy có chất lượng kém nhất
Sắc
Nùng, dương, chính, quân: 4 tiêu chuẩn đánh giá phỉ thúy màu tốt
Nùng: màu sắc nồng đậm. màu các nồng đậm thì càng lão/già thì giá trị càng cao, các màu thiển sắc/non thì có giá trị thấp.
Dương: màu sắc tươi sáng
Chính:
Quân: màu phân bố đều. Đỉnh cao của quân là mãn sắc(mãn lục, mãn hồng), cả khối phỉ thúy có màu nồng đậm, và chỉ có duy nhất một màu. Mãn sắc phỉ thúy gần như chỉ có chủng phỉ thúy cao cấp mới đạt được
Màu sắc: có sáu màu cơ bản là xanh lá, đỏ, tím, vàng, xanh lam, trắng.
Màu xanh lục: là màu phổ biến và có giá trị nhất, có khoảng hơn 100 màu xanh lục cho phỉ thúy. Đứng đầu là Đế vương lục, các màu lục tiêu biểu khác là: Chính Hoàng Dương, Diễm Dương Lục, Thông Tâm Lục, xanh táo, Qua bì lục. Mặc thúy nhìn bằng mắt thường có màu đen, nhưng dưới ánh sáng lại tỏa ra ánh sáng xanh.
Hồng phỉ: tông cam tới đỏ. Đứng đầu là Huyết mĩ nhân
Màu tím: tông hồng tới tím. Đứng đầu là Tử nhãn tình, các màu tiêu biểu khác: Tử la lan, Tử thủy, Tử Hoa, đỏ tím (thiển xuân sắc)
Màu vàng: tông vàng tới nâu. Đứng đầu là Chí Tôn Hoàng. Tông hoàng phỉ: nâu nhạt, Hạt hoàng phỉ: nâu xám, Du kê hoàng: màu mỡ gà, chanh hoàng: vàng chanh
Màu xanh làm: Đứng đầu là Hải Tinh Linh
Màu trắng: có giá trị thấp, phỉ thúy vô sắc cùng thuộc tông trắng.
Phỉ thúy biến dị: khối phỉ thúy giải ra có thể có nhiều màu, nhiều chủng hoặc có chứa quặng kim loại khác.
Kích cỡ:
Phỉ thúy có giá trị nhất khi làm thành trang sức, nhất là trang sức đủ bộ. Nếu khối phỉ thúy giải ra đủ để làm vòng tay thì sẽ có giá trị gấp đôi khối phỉ thúy nhỏ, dù khối lớn không to gấp đôi khối nhỏ. Một khối phỉ thúy lớn nhưng có rạn nứt hoặc màu không đều khó làm thành một bộ trang sức đẹp thì giá trị cũng sẽ giảm xuống.
Đỉnh cấp phỉ thúy: Kim ti chủng hồng phỉ, Thủy tinh chủng huyết mĩ nhân,thủy tinh chủng đế vương lục,thủy tinh chủng tử nhãn tình, thủy tinh chủng hải tinh linh, thủy tinh chủng chí tôn hoàng
HÀNG LOẠI A, B, C, D
Hàng loại A: Phỉ thúy tự nhiên, không qua xử lý hóa học, tính chất và độ bền được giữ nguyên. Nếu muốn mua phỉ thúy thì nên tìm mua loại này.
Hàng loại B:. Phỉ thúy được ngâm acid rồi nhúng resin và hơ nóng để tạo độ bóng. Cách làm này vẫn giữ nguyên màu của phỉ thúy nên còn có tên gọi khác là phỉ thúy màu tự nhiên.
Hàng loại C: Phỉ thúy được ngâm acid, chất tạo màu, nhúng resin và hơ nóng để thay đổi màu sắc và độ bóng trở thành loại phỉ thúy cao cấp hơn. Cả màu và tính chất của phỉ thúy đều bị thay đổi. Hàng loại B và loại C đều qua xử lý hóa chất, dễ bị nứt và mất màu sau vài năm.
Hàng loại D: dùng loại ngọc khác có giá trị thấp hơn giả làm phỉ thúy
Sụp – 垮– âm hán việt là “khoa” tức là sụp đổ, đại ý là đổ thất bại rồi.
CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỔ THẠCH LỚN
Lễ hội phỉ thúy tại Thụy Lệ: Thụy Lệ là biên giới giữa TQ và Myanmar nơi diễn ra nhiều hoạt động giao thương, nguyên thạch từ Myanmar vào TQ từ cửa khẩu Thụy Lệ. Thụy Lệ công bàn tổ chức vào tháng mười, trước triển lãm đá quý Myanmar.
Triển lãm đá quý thường niên Myanmar: tổ chức hai năm một lần vào tháng ba và tháng mười ở Yangon. Triển lãm vinh danh nhiều loại đá quý tại Myanmar, hoạt động được quan tâm nhất là đấu giá. Gía nguyên thạch và phỉ thúy ở triển lãm Myanmar được tính bằng Euro.
Bình Châu công bàn: hoạt động được quan tâm chủ yếu là đấu gia nguyên thạch và phỉ thúy.
Nguyên thạch và Minh liêu tại các hoạt động lớn thường được dãn nhãn gồm: mã hàng, xuất xứ (từ tràng khẩu nào, cân nặng, giá tiền)
Minh tiêu và Ám tiêu: hai hoạt động đấu giá nguyên thạch phỉ thúy ở triển làm Myanmar và Bình Châu công bàn.
Hội trường đấu giá:
Minh tiêu: đấu giá diễn ra hàng ngày, mọi người cạnh tranh giá trực tiếp, ai ra giá cao nhất thì sẽ có được nguyên thạch. Minh tiêu ở Myanmar có đấu giá các nguyên liệu ngọc khác trong minh tiêu chứ không chỉ nguyên thạch phỉ thúy.
Ám tiêu: người muốn mua nguyên thạch đưa ra mức giá mình muốn bỏ ra để mua nguyên thạch, những người tham gia đấu giá không biết người khác ra mức giá nào nên nếu muốn mua được thì cần ra mức giá mà họ cho là cao nhất. Kết quả của ám tiêu được công bố cuối hoạt động.
Tiêu vương: nguyên thạch có giá mua vào cao nhất trong hội đấu giá
Ngọc vương: khối phỉ thúy có giá trị nhất được giải ra trong hoạt động.
MYANMAR – ĐẤT NƯỚC PHỈ THÚY
Myanmar là nơi có nhiều mỏ phỉ thúy nhất và cho ra chất lượng phỉ thúy tốt nhất. Tuy nhiên phần lớn phỉ thúy lại được xuất khẩu thô chứ ít có hàng chất lượng cao được gia công trong nước.
Các mỏ phỉ thúy/tràng khẩu nằm dọc phía bắc Myanmar từ vùng Mandalay. Rất nhiều các mỏ ngọc nổi tiếng đã sớm cạn kiệt.
Nhận biết đá thông thường và đá có ngọc
Đá và ngọc vốn được xem là hai thứ khác nhau. Tuy nhiên, chúng lại có nhiều điểm tương đồng khiến việc phân biệt trở nên khó khăn. Vậy đâu là những điểm khác biệt giữa đá và ngọc? Làm thế nào để nhận biết một viên đá có phải là ngọc quý hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Trước hết, cần hiểu rằng cả đá và ngọc đều hình thành từ các khoáng chất tự nhiên sau hàng triệu năm. Chúng đều sở hữu độ cứng cao, có thể dùng làm đồ trang sức hoặc phụ kiện.
Tuy nhiên, ngọc thường có giá trị kinh tế và mỹ thuật cao hơn so với đá thông thường. Ngọc cũng hiếm gặp và khó tìm hơn. Chính vì thế, ngọc luôn đắt đỏ và là niềm ao ước của nhiều người.
Điểm khác biệt rõ ràng nhất là ngọc đã trải qua quá trình chế tác công phu của thợ kim hoàn. Còn đá thông thường thì vẫn giữ nguyên dạng tự nhiên khi mới khai thác.
Vậy làm sao để nhận biết được đá có phải là ngọc quý hay không? Dưới đây là một số cách:
- Quan sát bề mặt đá, ngọc thật thường có các vân đặc trưng hoặc vết nứt tự nhiên.
- So sánh độ cứng, ngọc thường cứng hơn và có thể làm xước các bề mặt khác.
- Kiểm tra độ trong suốt khi đặt lên chữ in. Ngọc có độ trong cao hơn.
- Ngọc có khả năng phản chiếu ánh sáng mạnh hơn đá thông thường.
- Sử dụng kính lúp để quan sát cấu trúc tinh thể bên trong.
- Chú ý đến nguồn gốc xuất xứ và người bán đá.
Nhìn chung, việc phân biệt đá quý và đá thông thường không hề đơn giản. Đòi hỏi người xem phải có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, với một số mẹo nhỏ trên đây, bạn đã có thể tự tin hơn khi lựa chọn những viên đá có ngọc quý hiếm cho riêng mình.
Ngọc quý được ưa chuộng hiện nay
Ngọc trai
Với vẻ đẹp tinh tế, ngọc trai luôn là vật phẩm được nhiều người quan tâm và ưu ái nhất. Không chỉ sở hữu ánh xà cừ lấp lánh, ngọc trai tự nhiên còn có độ bền tương đối cao. Đặc biệt, đây còn là loại ngọc quý được sinh ra từ cơ thể sống của sinh vật biển.
Viên ngọc trai đẹp sẽ có độ sáng bóng đặc trưng mà khách hàng dễ dàng nhận thấy bằng mắt. Vẻ đẹp tròn đầy của ngọc trai chính là biểu tượng độc đáo cho hạnh phúc, ấm no. Loại sản vật này giúp người đeo thu hút vận khí, tài lộc cũng như sự thịnh vượng. Không dừng lại ở đó, ngọc còn là kết tinh từ những nguồn năng lượng thuần túy dưới đại dương. Chính vì vậy, người mang ngọc trai luôn có phong thái quyền quý và nguồn năng lượng vượt bậc.
Ngọc phỉ thúy
Một trong những loại thường thấy nhất khi phân loại đá và ngọc chính là phỉ thúy. Ngọc phỉ thúy xưa nay được biết đến là phần vật thể tinh túy nhất của đá cẩm thạch. Phỉ thúy sở hữu sắc xanh lục đằm thắm đặc trưng và là loại ngọc mang giá trị cao. Khác với các dòng đá quý, ngọc phỉ thúy phù hợp với cả năm mệnh trong Ngũ Hành. Tương truyền vào thời nhà Thanh, phỉ thúy được Từ Hi Thái Hậu vô cùng yêu thích. Cũng từ đó, loại ngọc này đã được càng nhiều người biết đến và săn đón khắp nơi.
Ngọc bích
Ngọc bích xưa nay luôn là vật phẩm phong thủy nhận được nhiều sự quan tâm và ưu ái nhất. Từ thời phong kiến, ngọc đã trở thành trang sức hoặc vật dụng cho giới vua chúa, quý tộc. Đôi khi, giá trị của chúng còn cao hơn vàng rất nhiều lần ở thời xưa. Vì vậy, không hề quá khi nói ngọc bích là đại diện cho quyền uy cũng như hoàng gia.
Về mặt y học, các thầy lang xưa xem ngọc bích là một liều thuốc giúp thanh lọc cơ thể. Loại ngọc quý này còn giúp cải thiện các bệnh về dạ dày và hỗ trợ điều trị thị lực. Sắc xanh nhẹ nhàng của viên ngọc còn giúp chủ nhân có được tinh thần thư giãn, thoải mái hơn.
Kết Luận
Trên đây là một số chia sẻ về cách nhận biết đá có chứa ngọc một cách đơn giản ngay tại nhà. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện ra những “viên ngọc thô” đang ẩn mình trong lòng đất. Hãy cùng khám phá thiên nhiên để tìm ra vẻ đẹp lung linh của các loại đá quý này nhé!