Hướng dẫn sơ cứu đột quỵ tại nhà nên lưu lại – Việc sơ cứu đột quỵ tại nhà kịp thời và đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong do đột quỵ. Ngay khi phát hiện người có biểu hiện đột quỵ, hãy tiến hành sơ cứu bằng cách cho người bệnh hãy cho người bệnh nằm cao đầu, nếu người bệnh bị nôn, rối loạn ý thức thì hãy để người bệnh nằm nghiêng một bên để tránh sặc vào đường hô hấp. Khi sơ cứu đột quỵ tại nhà, tuyệt đối không cho người bệnh ăn hay uống gì để tránh sặc gây viêm phổi.
Biểu hiện đột quỵ bao gồm:
- Đột ngột hôn mê, mất ý thức, tê bì tay chân, mất ý thức, đau đầu dữ dội, mất thăng bằng;
- Bỗng nhiên không nói được, méo mồm;
- Giảm thị lực mắt một cách đột ngột.
Khi người bệnh bị đột quỵ, tiến hành sơ cứu đột quỵ tại nhà bằng cách:
- Gọi điện thoại cấp cứu 115;
- Trong thời gian chờ cấp cứu đến thì để phần đầu và lưng của bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể để phòng tránh bị sặc đường thở;
- Mặc quần áo rộng, thoáng, mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp của người bệnh. Trong trường hợp người bệnh ngừng tim thì tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực;
- Dùng khăn tay để quấn vào ngón tay trỏ và lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh. Trong trường hợp người bệnh bị co giật thì phải lấy chiếc đũa đã được quấn lớp vải để ngáng ngang miệng không cho người bệnh cắn vào lưỡi;
- Ghi chú lại thời điểm người bệnh khởi phát biểu hiện đột quỵ bất thường;
- Ghi chú lại những loại thuốc mà người bệnh đang dùng hoặc mang theo đơn thuốc đang có.
Khi thực hiện sơ cứu đột quỵ tại nhà thì tuyệt đối không cho bệnh nhân sử dụng thuốc hay ăn uống bất cứ thứ gì, không dùng kim chích 10 đầu ngón tay hay chân của người bệnh, không cạo gió.
Cách sơ cứu đột quỵ tại nhà
Đột quỵ có thể khiến người bệnh mất thăng bằng hoặc bất tỉnh, có thể té ngã. Nếu cho rằng bản thân hoặc ai khác xung quanh bị đột quỵ, hãy làm theo các bước sau:
Bước 1: Gọi dịch vụ cấp cứu khẩn cấp
- Nếu bạn đang có các triệu chứng đột quỵ, hãy nhờ người khác gọi giúp và giữ bình tĩnh nhất có thể trong khi chờ đợi sự trợ giúp khẩn cấp.
- Nếu bạn đang chăm sóc người bị đột quỵ, hãy đảm bảo rằng người bệnh đang ở một vị trí an toàn, mặc quần áo thoáng mát, không gian thoải mái. Nếu là trẻ nhỏ, nên đặt trẻ ở tư thế nằm nghiêng một bên, đầu hơi nâng lên và đề phòng trường hợp trẻ bị nôn.
Bước 2: Sơ cứu đột quỵ trong lúc chờ cấp cứu
- Kiểm tra xem người bệnh còn đang thở. Nếu không thấy nhịp thở, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo.
- Nếu người bệnh cảm thấy khó thở, hãy nới lỏng quần áo, phụ kiện bó sát như cà vạt, khăn cổ, thắt lưng… để người bệnh dễ thở hơn.
- Nếu bệnh nhân ngừng tim, thực hiện xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Dùng khăn tay quấn vào ngón tay trỏ để lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh.
- Tháo răng giả cho bệnh nhân (nếu có) tránh bị hóc, sặc. Tuyệt đối không đưa bất cứ gì vật gì vào miệng người bệnh.
- Bình tĩnh khuyên nhủ và trấn an người bệnh.
- Đắp chăn giữ ấm cơ thể người bệnh.
- Nếu người bệnh có biểu hiện yếu ở tay chân, cần nhờ nhiều người hỗ trợ di chuyển người bệnh.
- Quan sát để nhận ra bất kỳ sự thay đổi nào ở người bệnh.
Bước 3: Cung cấp thông tin về tình trạng của người bệnh
- Ghi nhớ nguyên nhân, biểu hiện, có hay không bị té ngã, đập đầu… của người bệnh để cung cấp cho nhân viên y tế.
Những sai lầm cần tránh khi sơ cứu đột quỵ
- Không để nạn nhân nằm ngửa mà nên nằm nghiêng. Tư thế nằm này giúp đề phòng trường hợp bệnh nhân nôn ói (dịch nôn có thể dễ dàng thoát ra ngoài, không gây tắc nghẽn đường thở hoặc gây suy hô hấp); nằm ngửa cũng có thể gây ra tình trạng lưỡi bị tụt xuống họng, gây cản trở, bít tắc đường thở (khi người bệnh ở trạng thái hôn mê).
- Không cho bệnh nhân ăn uống hay sử dụng thuốc.
- Không dùng kim chích 10 đầu ngón tay hay chân của người bệnh.
- Không thực hiện cạo gió cho người bệnh.
- Không nên để bệnh nhân nằm lâu 1 chỗ mà cần khẩn trương đưa đi cấp cứu