Thiết lập website thương mại điện tử bán hàng
Hoạt động thương mại điện tử là một xu hướng tất yếu khi công nghệ phát triển và có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Ngôn ngữ quen thuộc chúng ta thường nghe là “bán hàng qua mạng”. Hiện nay, hình thức kinh doanh này không chỉ giới hạn ở những cá nhân nhỏ lẻ, mà đang trở thành công cụ để các chủ thể kinh doanh cạnh tranh với nhau. Bán hàng thông qua website giúp cắt giảm nhiều loại chi phí như thuê mặt bằng, kho hàng, chi phí nhân công… giúp giảm giá bán mà thu hút được khách hàng.
Hoạt động thương mại điện tử được quy định cụ thể tại Nghị định 52/2013, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2013. Theo đó, các thương nhân, tổ chức, cá nhân có thể tự thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
Điều kiện thành lập website thương mại điện tử bán hàng:
- Là thương nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân;
- Website có tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên internet;
- Đã hoàn thành thủ tục thông báo với Bộ Công thương (như hướng dẫn phía dưới).
Điều kiện trên trang chủ của website cần đáp ứng:
Để thông báo website thương mại điện tử bán hàng, trên TRANG CHỦ của website cần phải được hiển thị đầy đủ các thông tin sau:
- Cập nhật đầy đủ thông tin về sản phẩm, dịch vụ do công ty cung cấp.
- Chính sách & Quy định chung (Bao gồm các điều kiện hạn chế, tiêu chuẩn dịch vụ, quy trình, quy định, nghĩa vụ các bên…. nếu có).
- Quy định và hình thức thanh toán: Lưu ý nếu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải thiết lập cơ chế để khách hàng sử dụng chức năng này được rà soát và xác nhận thông tin chi tiết về từng giao dịch thanh toán trước khi thực hiện việc thanh toán.
- Chính sách vận chuyển/giao nhận/cài đặt, bao gồm:
- Thương nhân, tổ chức, cá nhân phải công bố những thông tin sau về điều kiện vận chuyển và giao nhận áp dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ giới thiệu trên website:
- Các phương thức giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;
- Thời hạn ước tính cho việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, có tính đến yếu tố khoảng cách địa lý và phương thức giao hàng;
- Các giới hạn về mặt địa lý cho việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, nếu có.
- Trường hợp phát sinh chậm trễ trong việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải có thông tin kịp thời cho khách hàng và tạo cơ hội để khách hàng có thể hủy hợp đồng nếu muốn.
- Chính sách bảo hành/bảo trì (nhóm hàng hóa/dịch vụ có bảo hành).
- Chính sách đổi/trả hàng và hoàn tiền.
– Chính sách hoàn trả, bao gồm thời hạn hoàn trả, phương thức trả hoặc đổi hàng đã mua, cách thức lấy lại tiền, chi phí cho việc hoàn trả này;
- Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng (Xem chi tiết tại điều 68 đến Điều 73 Nghị định 52/2013/NĐ-CP), bao gồm:
- Mục đích thu thập thông tin cá nhân;
- Phạm vi sử dụng thông tin;
- Thời gian lưu trữ thông tin;
- Những người hoặc tổ chức có thể được tiếp cận với thông tin đó;
- Địa chỉ của đơn vị thu thập và quản lý thông tin, bao gồm cách thức liên lạc để người tiêu dùng có thể hỏi về hoạt động thu thập, xử lý thông tin liên quan đến cá nhân mình;
- Phương thức và công cụ để người tiêu dùng tiếp cận và chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình trên hệ thống thương mại điện tử của đơn vị thu thập thông tin.
- Cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến việc thông tin cá nhân bị sử dụng sai mục đích hoặc phạm vi đã thông báo.
=> Chính sách này phải được hiển thị rõ ràng cho người tiêu dùng trước hoặc tại thời điểm thu thập thông tin.
- Bổ sung đầy đủ thông tin về chủ sở hữu website (Ví dụ: chân trang chủ), bao gồm: Tên đơn vị, địa chỉ, điện thoại, email và Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp.
- Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt cho website.
Nếu bạn chưa biết rõ về thủ tục đăng ký sàn thương mại điện tử có thể đọc thêm tại bài này :
Thủ tục thông báo website thương mại điện tử bán hàng như sau:
Đối tượng thực hiện:
- Thương nhân;
- Tổ chức mà trong đó chức năng, nhiệm vụ bao gồm việc tổ chức hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc tiến hành các hoạt động thương mại điện tử;
- Cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân và không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
Quy trình:
- Thực hiện tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử: gov.vn;
Bước 1: Đăng ký tài khoản đăng nhập với những thông tin sau:
- Tên thương nhân, tổ chức, cá nhân;
- Số đăng ký kinh doanh của thương nhân hoặc số quyết định thành lập của tổ chức hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân;
- Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động;
- Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;
- Các thông tin liên hệ.
Bước 2:
- Trong vòng 3 ngày làm việc, nếu thông tin đầy đủ, thương nhân, tổ chức, cá nhân được cấp tài khoản đăng nhập và qua bước 3;
- Nếu việc đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc có yêu cầu bổ sung, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung theo yêu cầu.
Bước 3: Sau khi được cấp tài khoản, thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành đăng nhập và thực hiện chức năng thông báo.
Bước 4: Trong vòng 3 ngày làm việc, Bộ Công thương sẽ phản hồi thông qua địa chỉ thư điện tử một trong các nội dung sau:
- Xác nhận thông tin khai báo đầy đủ, hợp lệ;
- Cho biết thông tin khai báo chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ; quay lại bước 3 để sửa đổi hoặc bổ sung thông tin. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ nhận được thông báo yêu cầu bổ sung thông tin mà thương nhân, tổ chức, cá nhân không có phản hồi thì hồ sơ thông báo bị chấm dứt và tiến hành thông báo lại từ bước 3.
Kết quả: Bộ Công thương sẽ gửi cho thương nhân, tổ chức, cá nhân một đoạn mã để gắn lên website thương mại điện tử bán hàng và thể hiện dưới dạng một biểu tượng. Biểu tượng này sẽ dẫn người sử dụng đến những thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử như sau:
Quý khách hàng có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực thương mại