Việc tiết kiệm tiền có thể gây nghiện tới mức nào?
Tôi cá, có nhiều người sẽ thắc mắc về việc, tại sao nhiều người càng ngày càng yêu thích việc tiết kiệm. Thậm chí là điên cuồng tìm cách tiết kiệm mỗi ngày dù họ chẳng thiếu tiền.
Có 1 sự thật như thế này, mọi người thường nghĩ chỉ có người nghèo mới tiết kiệm. Nhưng đâu đó quanh cuộc sống của tất cả chúng ta, sẽ có ít nhất 1 lần bạn thấy rằng, rất nhiều những người giàu thật sự vô cùng tiết kiệm. Họ tiết kiệm đến nỗi thi thoảng khiến chúng ta cảm thấy phân vân giữa 2 ranh giới: Là họ tiết kiệm hay ki bo?
Nhưng dù thế nào thì có 1 sự thật mà bạn nên biết hơn cả đó là, tiết kiệm có khả năng “gây nghiện” cực kì lớn. Muốn biết lý do vì sao thì hãy đọc ngay bài chia sẻ Mo Lawang trên Toutiao dưới đây nhé!
“Trước khi chồng tôi vào phòng tắm, tôi đã chuẩn bị sẵn một người bạn tắm thật tốt cho anh ấy. Không phải sữa tắm hay khăn tắm mà là thùng rác và chổi.
Lý do là bởi, thùng rác và chổi khi để trong phòng tắm cũng sẽ được làm sạch mà không lo tốn thêm nước. Như vậy, một nguồn nước có thể dùng cho hai mục đích, vậy thì tại sao lại không áp dụng nhỉ?” – Mo Lawang viết.
Ngoài cách tiết kiệm nước để làm sạch chổi và thùng rác từ nước, từ đó giúp giảm chi phí nước sinh hoạt. Mo Lawang cũng tìm ra các cách tiết kiệm khác khi đang ở độ tuổi 40 – với nhiều năm kinh nghiệm làm mẹ, làm vợ.
1. Vào APP mua sắm để kiểm tra mỗi ngày khi bạn thức dậy.
Bằng cách vào ứng dụng mua sắm để tích xu, hoặc đổi điểm, đổi quà, Mo Lawang đã có thể tiết kiệm 1 khoản không nhỏ mỗi năm.
2. Không tích trữ quá nhiều đồ.
Nếu cứ chăm chăm tích trữ mà chưa chắc mình có sử dụng đến nó hay không, hãy nghĩ tới việc chúng có thể hết hạn và bạn buộc phải bỏ đi. Lúc này, việc mua sắm sẽ bỗng dưng trở thành 1 điều gì đó mù quáng.
3. Gói cước điện thoại di động và wifi tại nhà được cung cấp theo gói.
4. Khi mua hàng trực tuyến, hãy cân nhắc sau vài ngày.
Cũng như nhiều người, Mo Lawang thừa nhận, nhiều khi cô đặt hàng với niềm đam mê và thậm chí không muốn nhìn lại nó lần thứ hai sau khi mua nó.
5. Hiếm khi gọi đồ ăn mang đi và hiếm khi đi ăn nhà hàng.
Hiện nay, trên khắp các nền tảng mạng xã hội đều có video dạy nấu ăn mà dù bạn có khéo tay hay không, bạn đều có thể làm được. Nếu chăm chỉ và nhanh chóng, bạn có thể ăn được những món ăn ngon, rèn luyện kỹ năng nấu nướng và quan trọng nhất là tiết kiệm tiền.
6. Đừng bao giờ dự trữ rau.
Hãy ăn những gì bạn mua và những gì bạn muốn ăn. Nhiều khi bạn đi chợ rau và bỏ ra vài trăm nghìn đồng để mua thêm rau dự trữ. Nhưng, nếu những loại rau tươi này không được ăn hết trong khoảng 3 ngày, rất có thể chúng sẽ bị hỏng và bạn buộc phải bỏ nó đi.
7. Khi mua quần áo và giày dép đắt tiền, bạn hãy đợi cho đến khi hết mùa.
Triết lý của Mo Lawang khi mua quần áo là mua ít nhưng tập trung vào chất lượng, ví dụ như một chiếc áo khoác tốt giá 1 triệu và bạn có thể mặc nó trong 5 năm, còn hơn 1 chiếc áo 200.000 đồng nhưng bạn phải mua 2 – 3 cái trong 1 năm.
8. Không có thẻ tín dụng.
Mo Lawang thừa nhận cô nghiện tiêu tiền. Và bởi thế, cô đã chọn cách này để hạn chế tối đa việc chi tiêu quá đà của mình.
9. Đừng mua đồ có quà.
Bạn thường có xu hướng tiêu tiền vào những món đồ có kèm quà tặng, nhưng đến 1 lúc bạn sẽ thấy, tất cả số tiền bạn bỏ ra đều là vô ích, lãng phí.
10. Đồ nào cũng tận dụng hết.
11. Khi ra ngoài, luôn mang theo cốc giữ nhiệt và uống nước nóng để tránh tự mua đồ uống.
12. Trân trọng đồ ăn.
Lên cân để đo cân nặng mỗi ngày, sinh hoạt điều độ, không ăn uống bừa bãi, không ăn quá nhiều, bạn thực sự có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền ăn vặt.
13. Không mua cổ phiếu hoặc các sản phẩm tài chính khác.
Những gì mọi người coi trọng là tiền gốc, và Mo Lawang – một người bình thường, không thể để mất.
“Mục đích tiết kiệm của tôi rất rõ ràng, gia đình tôi không giàu, năng lực cũng không mạnh, mỗi xu tôi tiết kiệm được có thể là số tiền tiết kiệm cả đời cho gia đình tôi.
Nếu cần nhiều tiền, bạn có hỏi mượn người thân, bạn bè không? Chỉ sau vài phút, bạn sẽ thấy thế giới như thế nào!
Khi số tiền tiết kiệm cá nhân của tôi đạt 6 con số và tôi có thể mua cho mình một căn nhà nhỏ với số tiền chi trả đầy đủ, điều đó càng củng cố thêm niềm tin của tôi vào việc làm việc ổn định và tiết kiệm tiền một cách chăm chỉ. Đừng để bị đánh lừa bởi những thứ phù phiếm” – Mo Lawang nói.
Nhiều người nói, chăm chỉ tiết kiệm tiền, nếu chết mà số tiền đó không tiêu hết thì chẳng phải là vô ích sao?
Sau khi bước sang tuổi 45, nếu sức khỏe không tốt, mất việc, kỹ năng không còn đủ giỏi để tiếp tục công việc hoặc tìm kiếm việc khác thì tôi sẽ không sống trong tủi nhục quá nhiều. Suy cho cùng, càng lớn tuổi, cơ hội càng ít đi. Tôi phải lựa chọn.
Thà dựa vào chính mình còn hơn dựa vào bất cứ ai!
“Vì vậy, mỗi đồng tiền tôi tiết kiệm được ngày hôm nay có thể đang góp phần mở đường cho tương lai của tôi!” – Mo Lawang chia sẻ.