Vì sao khi bị nghẹn không nên uống thêm nước ? Một lần tôi bị nghẹn khi ăn, nghe nói uống nước cho xuôi nhưng thấy càng nghẹn nặng thêm. Có phải khi đó thực quản đã bị nghẽn ?
Câu trả lời từ cộng đồng mạng về vấn đề khi bị nghẹn không nên uống thêm nước :
thquan86 : Có lần đó vội mà đang ăn bánh mỳ sandwich thế là bị nghẹn tưởng chết rồi vì lúc đó không nuốt được, và tất nhiên là cũng không uống gì được, lúc đó tôi vội vàng cho nước vào miệng làm mềm bánh ra, rồi dùng tay móc ra mới thở được. Lần đó hú hồn luôn
dong804 nguyenchan : Nghẹn đồng nghĩa với nghẽn , khi đó không được uống nhiều nước lại càng thêm nghẽn đường xuống thực quản .
Kinh nghiệm là nhâm nhi chút xíu nước để làm trơn thực quản hoặc nín thở , ưỡn ngực , làm động tác nuốt sẽ tạo phản xạ nhu động ruột đi xuống dạ dày . Sau 1 vài giây là khỏi nghẹn ngay .
vn pro : Vì khi đã nghẹn cơm mà mà uống thêm nước sẽ bị nghẹn cả cơm cả nước, có thể dẫn đến tắt ống thở. Đùa vậy thôi chứ ko dùng nước thì bạn lấy đũa hay ống bơm hơi đẩy cơm xuống à. Cơm nó khô quá khi mắc nghẹn bạn uống nước vô thì chờ từ từ nó ngấm vô. Khi ngấm cảm giác nặng và nghẹn thêm. Chờ tí rồi cơm lại xuống nơi cần tới thôi. Mà đừng uống quá nhiều nước cẩn thận tràn vô phổi. Nhấp từng tí thôi
Một số câu hỏi tương tự và câu trả lời từ các chuyên gia :
Hỏi
Chào bác sĩ! Mẹ tôi bị co thắt thực quản, đi khám bác sĩ bảo thực quản mẹ tôi giờ nó giống như chiếc phễu trên to dưới hẹp. Hình ảnh thực quản có sự biến dạng, phình ở ngay đường thắt, nó giống chiếc túi nhỏ ngay đường di chuyển thức ăn. Kể cả mẹ tôi uống nước cũng bị nghẹn, hôm nào không xuống được là mẹ tôi phải cho tay vào họng móc để nôn ra mới dễ thở. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi nghẹn khi ăn và uống nước ở người bị co thắt thực quản phải làm sao? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.
Câu hỏi ẩn danh
Trả lời
Chào bạn.
Vấn đề bệnh lý nghẹn khi ăn và uống nước ở người bị co thắt thực quản, bác sĩ cần thăm khám thêm, xem lại các kết quả xét nghiệm và toa thuốc đã có, có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm nữa, thì mới có hướng tư vấn rõ được. Bạn có thể đưa mẹ đến khám khám tại phòng khám Ngoại tiêu hóa ở một trong các bệnh viện trên toàn quốc để bác sĩ tư vấn rõ hơn và đưa ra hướng điều trị co thắt thực quản phù hợp nhất cho bác.
Trường hợp : Uống nước cũng nghẹn coi chừng mắc ung thư thực quản
Ung thư thực quản là loại bệnh ung thư về đường tiêu hóa có tiên lượng bệnh xấu và tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư thực quản và điều trị sớm, đúng phương pháp thì xác suất điều trị thành công và kéo dài sự sống cho bệnh nhân được cải thiện đáng kể.
Thực quản là một phần của ống tiêu hóa nối miệng và cổ họng xuống dạ dày, dài khoảng 25 cm. Thức ăn được vận chuyển từ miệng đi qua thực quản rồi đến dạ dày. Ung thư thực quản là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô của thực quản.
TS Dương Trọng Hiền, Trưởng khoa Phẫu thuật Cấp cứu Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) cho biết nuốt nghẹn là dấu hiệu ung thư thực quản thường gặp nhất. Lúc đầu người bệnh cảm thấy nuốt nghẹn mơ hồ, vướng sau xương ức khi ăn thức ăn đặc. Một thời gian sau cảm giác rõ, uống nước cũng nghẹn.
Bên cạnh đó, một số dấu hiệu khác của bệnh lý ung thư này là:
– Trớ: Thức ăn đọng lại trong lòng thực quản khi người bệnh ngủ trớ ngược ra ngoài. Hiện tượng này là nguyên nhân của viêm phế quản dai dẳng do dịch từ thực quản chảy vào đường thở.
– Nước bọt tiết nhiều mà không rõ cơ chế.
– Các biểu hiện khác như: khàn tiếng hoặc ho kéo dài, gầy sút không rõ nguyên nhân, da sạm và khô, mặt và hai bàn tay có nhiều nếp nhăn nổi rõ dễ nhận thấy.
Với những biểu hiện bệnh khác nhau trong từng giai đoạn, ung thư thực quản rất khó phát hiện trong những giai đoạn đầu, thường đến khi bệnh đã tiến triển người bệnh mới có thể phát hiện và điều trị. Bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản gây nuốt nghẹn, buồn nôn, sụt cân; loét khối u gây chảy xuất huyết tiêu hóa.
Bệnh có thể làm xói mòn thực quản và tạo ra lỗ rò vào khí quản, gây ra ho sặc khi nuốt; xâm lấn vào ống ngực, tĩnh mạch chủ gây phù nề ngực và đầu, mặt, cổ.
Phẫu thuật là biện pháp chủ yếu để điều trị ung thư thực quản. Khối u sẽ được lấy cùng với một phần hoặc toàn bộ thực quản, tổ chức bạch huyết kệ cận và các tổ chức khác trong vùng.
Ngoài ra, biện pháp xạ trị thông qua nguồn tia có năng lượng cao và biện pháp hóa xạ trị sử dụng các hóa chất kháng u cũng được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư. Một phương pháp điều trị khác nữa là điều trị quang độc học, thông qua một số thuốc được hấp thụ và hoạt hóa hồng ngoại chủ yếu bởi tế bào ung thư. Liệu pháp miễn dịch tự thân cũng là giải pháp đột phá trong điều trị ung thư, bao gồm ung thư thực quản.
Để phòng ung thư thực quản, TS Hiền khuyên người dân nên hạn chế tối đa việc lạm dụng các chất kích thích, đặc biệt là rượu, thuốc lá, có chế độ sinh hoạt khoa học, bổ sung đầy đủ vitamin, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Với những người có tiền sử viêm thực quản kéo dài, ung thư vùng cổ… cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh.