Chào mn, cho mình được hỏi mesopelagic layer nghĩa là gì trong tiếng Việt ạ? Theo mình có tìm hiểu thì được dịch là vùng biển khơi trung, nhưng nghe có vẻ không thuận lắm. Mình không tìm thấy từ này trên MXH ạ. Xin cảm ơn mn!
Nếu bạn chưa đăng nhập thành công, hãy kiểm tra Email đăng ký để kích hoạt tài khoản, hoặc gọi 0984301897
Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết và sẽ tạo một mật khẩu mới qua email.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
hoặc các bạn có thể tham khảo bài viết cụ thể này :
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LÒNG CÁC ĐẠI DƯƠNG CÓ THỂ XẢY RA NHANH GẤP 7 LẦN VÀO GIỮA THẾ KỶ NÀY
Theo một nghiên cứu mới, tốc độ thay đổi khí hậu ở các độ sâu trong lòng đại dương trên toàn cầu có thể cao gấp 7 lần so với mức hiện tại vào nửa sau của thế kỷ này, ngay cả khi con người cắt giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính.
Lượng nhiệt hâm nóng toàn cầu khác nhau ở các độ sâu khác nhau có thể gây ra nhiều tác động lớn đối với đời sống động vật hoang dã đại dương, cắt đứt sự kết nối giữa các loài sống dựa vào nhau để sinh tồn khi chúng buộc phải di chuyển sang một nơi khác.
Trong nghiên cứu mới được nêu trên, các nhà khoa học đã sử dụng một tiêu chuẩn đo lường mới, gọi là vận tốc khí hậu – được định nghĩa là tốc độ mà các loài sẽ cần phải di chuyển để ở trong phạm vi nhiệt độ ưa thích của chúng khi các tầng đại dương khác nhau ấm lên. Đến khoảng nửa sau của thế kỷ này, “biến đổi khí hậu sẽ diễn biến nhanh chóng ở nơi khối nước đại dương”.
Hiện tại, hiện tượng tăng nhiệt trên toàn cầu đã và đang khiến nhiều chủng loài hải dương dịch chuyển qua tất cả các tầng của đại dương từ bề mặt biển xuống độ sâu hơn 4km, nhưng với các tốc độ khác nhau.
Ngay cả với một kịch bản lạc quan nhất, nghĩa là lượng phát thải khí nhà kính giảm nhanh chóng ngay từ bây giờ, thì vào thời gian nửa sau của thế kỷ này, ở tầng “chạng vạng” của đại dương (mesopelagic layer) – có độ sâu từ 200m xuống 1km, vận tốc khí hậu sẽ thay đổi với độ sâu thẩm thấu nhiệt khối nước khoảng 6km/thập kỷ lên đến 50km/thập kỷ. Nhưng nếu so với cùng giai đoạn thời gian đó, vận tốc khí hậu sẽ giảm một nửa ở bề mặt biển.
Thậm chí ở các độ sâu từ 1.000 đến 4.000 mét, vận tốc khí hậu sẽ tăng gấp ba so với mức hiện tại, ngay cả khi lượng phát thải khí nhà kính được cắt giảm nhanh chóng.
Gs. Anthony Richardson, thuộc Đại học Queensland và CSIRO, đồng thời là một trong 10 đồng tác giả của nghiên cứu, đã chia sẻ với báo Guardian Australia như sau: “Điều khiến chúng tôi thực sự lo lắng chính là khi ta di chuyển xuống đáy đại dương, vận tốc khí hậu sẽ thay đổi với nhiều tốc độ khác nhau.” Hiện tượng này có thể cắt sự kết nối giữa các loài sinh vật sống dựa vào những tổ chức sinh vật nằm ở những tầng đại dương khác nhau.
Gs. Richardson đã lấy ví dụ, cá ngừ sống ở tầng “chạng vạng” có độ sâu từ 200 đến 1.000 mét, nhưng chúng lại sống dựa vào các loài phiêu sinh vật trôi nổi ở gần bề mặt nước biển. Vì các đại dương trên hành tinh rất rộng lớn và tích trữ rất nhiều nhiệt, nên “lượng nhiệt đã được hấp thụ tại lớp bề mặt đại dương sẽ thấm vào những vùng nước sâu hơn.”
“Điều này có nghĩa là sinh vật biển dưới lòng đại dương sâu thẳm sẽ đối mặt với các mối đe dọa leo thang từ hiện tượng tăng nhiệt của đại dương cho đến cuối thế kỷ này, bất kể chúng ta có làm gì bây giờ.”!
Chuyện này có nghĩa là những khu vực công viên biển được thiết kế để bảo vệ các loài hoặc môi trường sống khác nhau có thể bị xâm phạm một khi các loài đó di cư ra khỏi khu vực được bảo vệ vào những khu vực không được bảo vệ.