Pyrite đá vàng găm kịch độc nhưng không ai biết – Theo những người rành về đá quý, những hạt đá người dân nhặt được là vàng găm có trong quặng pyrit, thành phần là sắt disunfua, chỉ có giá trị làm cảnh, không những thế lại rất độc hại.
Pyrite – Đá vàng găm là gì?
Đá vàng găm hay còn gọi là đá Pyrite (một số nơi tại Việt Nam gọi là Pirit), là một khoáng chất màu vàng đồng với ánh kim loại sáng, có công thức hóa học là sắt sunfua (FeS₂).
Đá vàng găm Pyrite thường bị nhầm với vàng vì 2 kim loại này có màu sắc, ánh kim loại và trọng lượng riêng rất giống nhau.
Tại một số mỏ khoáng sản, một lượng nhỏ vàng đôi khi cũng cũng được tìm thấy trong các quặng vàng găm. Lượng vàng trong Pyrite có thể lên đến 0.37%.
Các dạng tinh thể đá vàng găm rất dễ phân biệt vì loại đá này được hình thành dưới dạng hình khối và thường nằm gần nhau. Quá trình hình thành loại đá này tạo ra những dạng tinh thể hình quả mâm xôi đẹp mắt có dạng hình lập phương và bán lập phương.
Tính chất vật lý và hóa học của đá vàng găm Pyrite
Phân loại hóa học | Sunfua |
Màu sắc | Từ màu vàng đồng đến màu đồng thau |
Vệt màu | Xanh đen đậm đến nâu đen đậm |
Độ bóng | Ánh kim loại |
Tính trong | Mờ mịt |
Phân cắt tinh thể | Breaks with a conchoidal fracture |
Độ cứng | 6.0 – 6.5 điểm trên thang đo độ cứng Mohs |
Trọng lượng riêng | 4.9 đến 5.2 |
Đặc điểm nhận dạng | Màu sắc, độ cứng, giòn, vệt màu xanh đen, trọng lượng riêng |
Thành phần hóa học | Sắt Sunfua (FeS₂) |
Hệ thống tinh thể | Isometric |
Sử dụng | Quặng vàng |
Đá Pyrite được tìm thấy ở đâu?
Là khoáng vật nhiều nhất trong số các khoáng chất sunfua, đá vàng găm xuất hiện trong hầu hết các môi trường địa chất và trongđa số các loại đá chủ yếu được tìm thấy ở các địa phương sau: Canada, Ý, Tây Ban Nha, Nga, Anh, Áo, Đức, Mexico, Thụy Sĩ và Thụy Điển.
Pyrite đá vàng găm kịch độc
Webhoidap.edu.vn cảm thấy rất nực cười khi mà trên mạng các bạn không thể thiếu những món đồ trang sức được làm từ Pyrite đá vàng găm và rao bán với những mức giá trên trời. Bời vì họ không thể nào biết được Pyrite đá vàng găm độc hại với con người như thế nào chứ đừng nói đến việc thông xuyên khí huyết, đẩy gian trừ ác. Tất cả chỉ là những tin đồn thổi của những con buôn vô nhân đạo mong chuộc lợi từ những người ngu muội thiếu hiểu biết.
Phó trưởng khoa Địa lý, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), một chuyên gia về địa chất, hang động cho biết: “Qua những gì tôi thấy có thể dễ dàng khẳng định đá mà người dân lầm tưởng là vàng đó là quặng pirit hay pirit sắt lẫn trong đá gốc. Quặng này có công thức hóa học FeS2 có ánh kim và sắc vàng đồng nên nhìn khá giống vàng. Trên thế giới người ta gọi là “vàng của kẻ ngốc” vì có người hay lầm nó là vàng rồi nhặt đem bán”. Theo ông, ở VN các mỏ đá có quặng pirit phân bổ rải rác khắp nơi. Tại khu vực Tân Uyên có khá nhiều mỏ đá có lẫn quặng pirit. Vì vậy, việc đá lấy từ đây bị lẫn pirit không có gì lạ.
“Quặng pirit người ta có thể chưng cất thành axit sunfuric (H2SO4) bằng ô xy và nước. Thế nhưng chỉ cần trưng ở ngoài, tức là để ở điều kiện tự nhiên nó cũng sẽ bị phong hóa do nước và ô xy có trong không khí và sẽ tạo ra H2SO4. Đây là loại a xít mạnh rất độc hại cho sức khỏe”, ông Hiệu cảnh báo.
“Loại đá này rất độc. Tôi từng bỏ chúng vào hồ cá, chỉ vài ngày sau thì cá chết” – ông Lê Minh Thanh (ngụ phường 2, TP Trà Vinh), một người chơi đá cảnh, khuyến cáo.
Nếu có nhu cầu sưu tầm loại đá này webhoidap.edu.vn khuyến cáo quý anh chị nên đeo găng tay, tẩy rửa sạch sẽ, cho vào tủ kính kín để trưng bày. Tránh việc rò rỉ hoặc để trơ ngoài tự nhiên. Với những kiến thức cơ bản về Pyrite ở trên chúng tôi hy vọng các bạn hiểu rõ hơn về loại vàng găm này để tránh tiền mất tật mang. Mọi ý kiến đóng góp vui lòng để dưới phần bình luận nhé. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết hộ chúng tôi. webhoidap.edu.vn cảm ơn quý anh chị.